7 nguyên nhân gây nên mất ngủ

Mất ngủ thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất, giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, để từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Có gần một nửa dân số trên thế giới có chất lượng giấc ngủ không đạt chuẩn. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều khía cạnh: môi trường, sinh hoạt, thói quen hoặc do ảnh hưởng của thuốc và bệnh. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến về mất ngủ và cách khắc phục.

Trước khi ngủ, bạn sử dụng điện thoại quá nhiều

Nội tiết tố có tên Melatonin giúp điều hòa giấc ngủ, rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi bạn sử dụng điện thoại vào buổi tối, bộ não nghĩ rằng ánh sáng từ màn hình điện thoại chính là ánh sáng ban ngày. Melatonin sẽ không được sản xuất, làm cho bạn bị mất ngủ.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Joseph Chandler tại trường Đại học Birmingham: “Phương tiện truyền thông xã hội có xu hướng mang lại căng thẳng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của bạn”, nên việc sử dụng điện thoại để đọc báo, lướt web, xem phim hoặc sử dụng các trang mạng xã hội trước khi ngủ không phải là ý kiến hay để chuẩn bị đi vào giấc ngủ.

Đi ngủ không đúng giờ

Khi bạn đi ngủ không đúng giờ, nhịp sinh học của cơ thể cũng bị rối loạn. Kết quả dẫn đến bạn sẽ khó chìm vào giấc ngủ, hoặc cảm thấy choáng váng sau mỗi lần thức dậy. Luôn mệt mỏi, lúc nào cũng thiếu ngủ, ủ rủ, không tỉnh táo sau khi thức dậy.

Mất ngủ là nguyên nhân khiến bạn trở nên mệt mỏi

Sử dụng nhiều cà phê và chất kích thích khác

Caffeine có nhiều lợi ích, một trong số đó chính là giúp bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng quá nhiều caffeine cũng sẽ khiến bạn căng thẳng và lo âu (1). Đối với những người có thói quen sử dụng cà phê thường xuyên, họ sẽ sử dụng cà phê vào nhiều mốc giờ khác nhau trong ngày. Sử dụng cà phê vào buổi chiều tối, làm cho não bộ trở nên hung phấn và tỉnh táo. Về đêm, bạn sẽ khó ngủ hơn.

Uống các loại nước trước khi đi ngủ

Uống nước tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi bạn uống quá nhiều nước cũng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Bạn sẽ phải thức giấc nhiều lần trong đêm để đi tiểu tiện. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ, làm cho bạn phải mất thêm thời gian để có thể ngủ lại.

Giường ngủ

Yếu tố về giường ngủ cũng quan trọng để giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Giường ngủ không thoải mái, sẽ làm cho bạn trằn trọc nhiều, cảm thấy khó chịu. Giường ngủ quá cứng, hoặc quá nóng cũng sẽ làm cho bạn ê ẩm tay chân và đổ mồ hôi.

Phòng ngủ quá sáng hoặc quá nóng

Một căn phòng ngủ quá sáng sẽ làm cho cơ thể không tiết ra; hoặc ít tiết ra nội tiết tố Melatonin khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ (2). Khi căn phòng càng tối, não bộ của bạn cũng dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Với nhiệt độ của phòng hợp lý, cơ thể của bạn cũng sẽ chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên hơn. Khi nhiệt độ phòng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát và cân bằng nhiệt độ. Làm cho bạn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu, bực dọc, bồn chồn.v.v.. gây ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ.

Bạn bị căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm

Khi tâm trí bạn luôn suy nghĩ và lo âu về nhiều thứ, bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ. Với những người rối loạn lo âu, căng thẳng thì luôn có các biểu hiện như cáu gắt, vã mồ hôi, tay chân tê lạnh, đứng ngồi không yên, luôn cảm thấy có điều lo lắng gì đó vô hình sẽ diễn ra.v.v.. chính những yếu tố này cũng góp phần vào việc mất ngủ của bạn.

Khi cần sự giúp đỡ, hãy liên hệ chúng tôi:

Viện sức khỏe Tâm Thần: cổng số 3 – Bệnh viện  Bạch Mai, đường Phương Mai, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại: 02435765344 – 0984104115

Email: nimhvn@gmail.com

FB: Nimh.Vietnam

Website: www.nimh.gov.vn