Sa sút trí tuệ là kết quả của nhiều loại bệnh hoặc chấn thương, ảnh hưởng chủ yếu đến não. Có khoảng 50 triệu người bị sa sút trí tuệ trên thế giới (theo thống kê 2015), cứ mỗi 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc bệnh Sa sút trí tuệ. Mỗi năm, lại có gần 10 triệu ca mắc mới, 5-8% trong số đó thuộc nhóm từ 60 tuổi trở lên. Tổng số người mắc chứng sa sút trí tuệ được dự báo sẽ lên tới 82 triệu người vào năm 2030 và 152 triệu người vào năm 2050, chủ yếu đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình – theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
.
Các biểu hiện về bệnh
Bệnh nhân than phiền hay bị quên, cảm giác ức chế nhưng lại không thể nhận biết mình đang bị mất trí nhớ. Bệnh nhân và gia đình đôi khi lại phủ nhận rằng không bị mất trí nhớ.
Lần đầu đi khám thường vi suy giảm trí nhớ, các thay đổi về nhân cách hoặc hành vi… về sau bệnh nhân được đưa đi khám vì lú lẫn, đi lang thang và đại tiểu tiện không tự chủ. Vệ sinh cá nhân kém ở bệnh nhân người già có thể là biểu hiện của suy giảm trí nhớ.
Các đặc trưng để chẩn đoán
Suy giảm trí nhớ gần: giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ
- Biểu hiện bàng quan hay mất thích thú, song có thể vẫn tỉnh táo và ứng xử thích hợp mặc dù trí nhớ suy giảm
- Giảm khả năng trong các công việc hằng ngày
- Mất kiểm soát về cảm xúc: dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích
- Thường gặng ở người già, rất hiếm gặp ở người trẻ và trung niên
- Trắc nghiệm về trí nhớ và tư duy: nhớ 3 từ, nói tên các ngày trong tuần theo thứ tự ngược lại… (Làm test đánh giá trạng thái tâm thần tại đây )
Chẩn đoán phân biệt
Khám và phát hiện nguyên nhân gây mất trí khác:
Tổn thương não (tai biến mạch não)
Nhiễm trùng
Thiếu máu, vitamin B12 hay acid folic
Các loại thuốc đã dùng hoặc rượu gây ảnh hướng trí nhớ
Trầm cảm gây ảnh hưởng
Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và người nhà
Sa sút trí tuệ là bệnh thường gặp ở tuổi già
Mất trí nhớ và lú lẫn có thể dẫn tới các rối loạn về hành vi: kích động, bùng nổ, đa nghi…
Mất trí nhớ có thể diễn biến chậm nhưng có thể diễn biến khác nhau
Bệnh lý cư thể hoặc các stress tâm thần có thể làm tăng cường sự lú lẫn
Cần cung câp thông tin cụ thể và mô tả khi tới khám
Tư vấn chăm sóc
Theo dõi khả năng của bệnh nhân trong việc thực hiện các công việc hằng ngày một cách an toàn
Sa sút còn nhẹ, xem xét sử dụng các phương tiện trợ giúp nhớ hoặc nhắc nhở
Tránh để bệnh nhân ở những nơi hoặc tình huống không quên thuộc
Xem xét cách làm giảm stress khi chăm sóc bệnh nhân. Sự trợ giúp cảu người xung quan có thể rất quan trọng đối với người bệnh sa sút trí tuệ
Thảo luận sắp sếp các vấn đề liên quan tới tài chính, pháp luật
Thảo luận, sắp xếp sự trợ giúp chăm sóc bệnh nhân ở nhà, cộng đồng hoặc các chương trình chăm sóc ban ngày và nơi sống tập trung cho bệnh nhân
Nếu có các biểu hiện không thể kiểm soát được cần đưa tới bệnh viện
Thuốc điều trị
Thận trọng khi dùng các thuốc giải lo âu, gây ngủ (benzodiazepine) vì các thuốc này có thể làm tăng lú lẫn.
Các thuốc chống loạn thần liều thấp (haloperidol) đôi khi cần thiết để điều trị kích động, loạn thần… chú ý tác dụng phụ.
Khám chuyên khoa
- Kích động không kiểm soát được
- Mất trí nhớ đột ngột và xấu đi nhanh
- Các bệnh gây sa sút cần được điều trị đặc hiệu (nhiễm trùng, tai biến mạch não)
Khi cần sự giúp đỡ, hãy liên hệ chúng tôi:
Viện Sức khỏe Tâm Thần: cổng số 3 – Bệnh viện Bạch Mai, đường Phương Mai, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 02435765344 – 0984104115
Email: nimhvn@gmail.com
FB: Nimh.Vietnam
Website: www.nimh.gov.vn